Tennis Đông Anh - Có gì mới!

 
Đang tải...

Ngộ Sóc Trăng - "Ngộ Không" miệt vườn

Thảo luận trong 'Các Tay Vợt Hàng Đầu Việt Nam' bắt đầu bởi DATGIA`, 17 Tháng tám 2012.

  1. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0

    Cái hỗn danh “Ngộ Không” không phải đến từ hình ảnh miệt vườn Sóc Trăng đầy ắp cây trái với chôm chôm, nhãn mà ba mẹ – vốn nông dân thứ thiệt – của Nguyễn Thanh Ngộ vẫn chăm chỉ tưới bón cả cuộc đời... mà là “sản phẩm” được dân tennis phủi truyền tai nhau về biệt tài đánh lưới “nhanh như Tề Thiên” của cựu thành viên đội tuyển Sóc Trăng... Đứa con miệt vườn mang trong mình cái “máu” mê xê dịch, một mình một ba lô vợt phiêu dạt đủ nam lẫn bắc, mang thêm sự đa dạng vào những câu chuyện tennis bất tận mà dân phủi vẫn bàn tán trong mỗi cuộc nhậu sau khi đã “quần” nhau bã bời sảng khoái trên sân.


    Tề Thiên trên lưới

    “Lưới hay” vẫn luôn là “mơ ước lớn” của tuyệt đại đa số dân chơi tennis phong trào, bởi lẽ các sân chơi phong trào phần lớn đánh đôi là chính, mà đánh đôi (ở trình phong trào) thì bên nào có lưới hay, bên đó nắm lợi thế. Nếu chơi phông tốt là hệ quả của quá trình khổ luyện thì những “huyền thoại đánh lưới” lại hay hiện diện trong những câu chuyện truyền tai nhau dưới một màn sương mù mờ được định nghĩa bằng một thứ chẳng ai có thể gọi tên cho chính xác là: cảm giác! Quả thực là như vậy! Bởi nếu xét về mặt kỹ thuật – quãng đường và thời gian bay của quả bóng đến mặt vợt của người đánh lưới là ngắn hơn (ít nhất là) một nửa so với người đánh phông. Người đánh lưới phải là người nhanh hơn, nhạy hơn, tinh tế hơn và chính xác hơn – mà cái sự “nhanh, nhạy, khéo, khỏe” đó phụ thuộc rất nhiều vào phản xạ (được luyện tập) và tố chất (trời phú). “Luyện tập” thì có thể phổ cập được, nhưng “tố chất” rõ ràng là thứ quà tặng của tự nhiên. Người không (hoặc ít) có tố chất thường có xu hướng “thêm mắm thêm muối” hoặc pha chế thêm sắc màu huyền thoại dị thường vào những tên tuổi đình đám có xuất thân từ những mảnh đất không phải là nơi “hổ chầu rồng phục” của giới tennis như TP HCM hoặc HN, ví dụ như nói Trung Vũng Tàu (đương kim số 1 VN) “chân nhanh như điện” vì sáng nào cũng phăm phăm chạy trên cát đọ sức với thủy triều miền biển, hay Cương “Đức” (cựu thành viên đội tuyển HN) “khỏe như voi” nhờ “nói không với thang máy” mà ngày nào cũng miệt mài leo 9 tầng gác; còn Ngộ Sóc Trăng – thường hiện diện trong những cái tặc lưỡi: “Chắc hồi nhỏ thằng này leo cây bẻ trái ném đá chọi chim phụ ba má nó canh vườn hoài nên giờ mới lẹ thiệt lẹ như khỉ trên lưới vzậy chớ”.

    ...



    Hoàng Thành Trung - Trung Vũng Tàu



    Cương Đức
    ...

    Cái “lẹ thiệt lẹ” của Nguyễn Thanh Ngộ được đánh dấu bằng những thành tích “hàng khủng” mà bất cứ tay vợt phong trào nào đều mơ ước: Hạng ba đôi nam Cup Phú Mỹ Hưng mở rộng; Vô địch Talimex Đôi nam bán chuyên nghiệp 2008, Vô địch đôi nam Cup Cần Thơ 2010, Vô địch đôi nam Hải Phòng mở rộng 2010, Vô địch đôi nam Quảng Ninh mở rộng 2011... Bộ chân cực nhanh, cơ lưng dẻo dai, cổ tay linh hoạt rắn chắc đã tạo nên những cú voley tràn lưới xiết nặng đòn, những cú smash “mất banh”, hay những lát cắt bỏ nhỏ “mỏng như lá lúa” trở thành “thương hiệu” Ngộ Không – Ngộ Sóc Trăng với biệt tài đánh lưới...
    Nhưng bỏ qua những “huyền thoại truyền miệng” kiểu như “leo cây chuyền cành” hay “lấy đá chọi chim” thì “bí quyết” luyện lưới của Ngộ Sóc Trăng thật ra lại rất đơn giản: tạ 2 kg; bởi “thể thao là thể lực, muốn đánh hay thì phải chăm sóc luyện tập cho đồng đều tất cả các khối cơ của mình. Trong kỹ thuật đánh lưới, cơ tay và độ rắn chắc của cổ tay rất quan trọng, hàng ngày nâng tạ từ sáu chục tới một trăm lần sẽ cải thiện sức chịu lực của cổ tay và độ khỏe của cơ tay rất nhiều...”. Ngộ hồn nhiên chia sẻ.

    Bốn biển là nhà

    Thật ra nói những VĐV đã từng thi đấu chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp là “phủi” thì không hẳn đúng, nhưng cũng chẳng thể là sai khi chính ở cái đất “tennis phủi” ấy tên tuổi những tay vợt độc đáo này mới thành hình; bởi lẽ khi còn là “chuyên nghiệp”, họ chỉ là những cái bóng nhạt nhòa trong cả một dải ngân hà chói sáng toàn những “con nhà tông” của những gia đình có điều kiện tại các thành phố lớn - được đầu tư từ chế độ chăm sóc dinh dưỡng, đến huấn luyện viên, trang phục thi đấu, dụng cụ thi đấu... Hỏi làm sao mà cả đội tuyển Sóc Trăng thời Ngộ hãy còn thi đấu Thanh thiếu niên có đến gần 15 tay vợt (con số đáng mơ ước đối với bất cứ tuyển trẻ nào) nhưng bao nhiêu năm cũng chỉ có một Trần Thanh Hoàng đạt đến hạng 3 Quốc gia... Ngộ Sóc Trăng mê tennis, “trốn học đi lụm banh” từ năm 8 tuổi và được những ông cậu ruột (HLV Trần Quang Sáng, Trần Hồng Phát (từng vô địch đôi nam VN) dìu dắt từ đó đến hết quãng đời “đội tuyển”, cũng chỉ “nhặt nhạnh” được Huy chương đồng U17 mỗi một lần.

    ......



    Trần Thanh Hoàng
    ...

    18 tuổi – cái tuổi phải cân nhắc giữa việc nhọc hơi đeo đuổi nghiệp chuyên nhiều khổ ải và nghiệt ngã, hay giải nghệ – Ngộ (cũng như tuyệt đại đa số VĐV tuyển trẻ khác) không hề ngần ngại mà chọn ngay hai chữ “giải nghệ”. Bởi không giống như một số rất ít VĐV được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của gia đình có thể bước lên những ngôi vị cao nhất – Ngộ Sóc Trăng đã sớm thấm thía cái “thế” của con nhà nghèo: “Một năm người chơi chuyên nghiệp chỉ có ba giải đấu chính để tham gia, bao gồm Giải Vô địch Quốc gia, Cây vợt xuất sắc và Cup Đồng đội; đánh chuyên nghiệp thì không được chơi phong trào, trong khi đó giải phong trào có hàng chục, thậm chí cả trăm; tiền thưởng ngang ngửa và còn cao hơn giải chuyên nghiệp gấp nhiều lần. Trong khi đó ngân sách của đội tuyển bất kỳ nơi đâu cũng không thể hỗ trợ cho VĐV yên tâm về cuộc sống, phải tự bươn chải thôi”.
    “Tự bươn chải” kiểu Ngộ Sóc Trăng – cũng là thứ “tự bươn chải” của hàng nghìn tín đồ banh nỉ phủi khắp mảnh đất hình chữ S. “Đi dạy! TP HCM chuyên nghiệp dạy 200 ngàn/giờ thì bán chuyên dạy 150 ngàn/giờ, tạm coi như đủ sống. Còn thì có giải nào đánh giải đó”.
    Cái “định nghĩa” nhẹ tênh ấy nói ra thì dễ, nhưng chất chứa không biết bao nhiêu là vật lộn. Sài thành nhân tài nhiều như lá mùa thu, một mét vuông ba ông thầy thì để có mức thu nhập từ 8 con số trở lên đồng nghĩa với việc cả tay nghề, đạo đức lẫn danh tiếng đều phải ở mức “hàng hiệu”: đưa bóng phải chuẩn tay, thái độ phải nền nã có văn hóa, đánh giải phải có tên tuổi. Nam còn đỡ, nữ cực hơn nhiều. Cho đến tận thời điểm năm 2007, khi mà đồng tiền ít nhiều đã bắt đầu thấm mùi trượt giá, thì công dạy banh của nữ chuyên nghiệp vẫn “bèo” đến khó tin, Kim Lợi – tuyển Khánh Hòa - khi đó đang là thời điểm đỉnh cao – cái đỉnh với tứ trụ Dung Huỳnh Lợi Hà (Thùy Dung, Noel Huỳnh Mai Huỳnh, Kim Lợi, Ngô Việt Hà) khá vững chãi với nhận định được giới chuyên môn nhận xét là “ngang ngửa nhau, ngày đẹp trời của cô nào thì cô đó ăn” – vẫn phải kẽo kẹt kéo cày với mức 100 ngàn đồng/giờ, không bằng cả công dạy của một chân đen nhặt bóng mới ra ràng thăng cấp lên kiếp làm thầy của Hà Nội như giờ.

Chia sẻ trang này