Tennis Đông Anh - Có gì mới!

 
Đang tải...

Hòa Xuân Tượng Đài Tennis Phủi Miền Bắc

Thảo luận trong 'Các Tay Vợt Hàng Đầu Việt Nam' bắt đầu bởi DATGIA`, 15 Tháng tám 2012.

  1. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    “Hòa Xuân” Tượng đài tennis phủi miền bắc

    Hoà Xuân tên thật là Nguyễn Hữu Hoà sinh năm 1962 Tại sao Hoà có biệt hiệu là Hoà "xuân"? thật ra ai cũng biết Xuân là tên ông cụ thân sinh ra Hoà, một tay vợt nổi tiếng một thời của Hà Nội cũng thời Xuân "tóc đỏ" làm sao có sự trùng hợp như thế nhưng có nhiều người cho rằng "Ông" Xuân thân sinh ra Hoà chính là "thằng" Xuân tóc đỏ ngày xưa. Một chi tiết nữa làm người ta càng tin vào giả thuyết đó là vì mẹ Xuân cũng là me Tây??? nếu không làm sao Xuân có thể to cao và có thể lực tốt đến vậy?
    Chỉ biết rằng từ khi người viết này quan tâm đến quần vợt Hà Nội cách đây 10 năm thì võ công Hoà "xuân" đã độc bộ thiên hạ tại Hà Nội, kể từ khi trận Hoà "xuân vác vợt vào Nam đánh đổ được tượng đài quần vợt Miền Nam hồi đó là ông Bảy thì tên tuổi Hoà "xuân" nổi như cồn. Từ đèo Hải Vân trở ra không thấy có tay vợt nào dám không phục.

    Ai đã từng nhìn Hòa "xuân" thi đấu thì sẽ chẳng thể hiểu tại sao bao nhiêu thế hệ trẻ Hà Nội ăn tập, đầu tư thày thợ kể cả HLV nước ngoài mà không thể nào lên được 5 trong set đấu 7 game với chú Hoà. Quả droit (đoa) cầm vợt Continental, đánh đẩy, không lip, quả Revert (ve) một tay rất thiếu lực và ít khi sử dụng nhưng những quả đáng Voller (vô lê) trái tay thì thật đáng học tập. Thậm chí quả Service (xê vít) cũng không hề có ý định ăn điểm trực tiếp. Ấy thế nhưng nếu không có những trận gài độ "Ma" thì đánh độ với Hoà ''''Xuân" cầm chắc 90% là thua.

    Giới đánh độ Hà Nội thường cân nhắc lực lượng hai bên để ra độ như chấp 15, 15-30 (một Jeux (dơ) chấp 15, một jeux chấp 30) Hay 2 jeux, hay 2 dây (chấp đánh sân to).... Thế cho nên nói Hoà "xuân" không thua là không đúng, khi bị gài những trận độ chấp quá sâu, Hoà vẫn có thể thua đau nhưng nếu thắng, tiền độ Hoà xuân sẽ là người hưởng, còn thua đã có đám con nhang đệ tử lo (về khoản tôn sư trọng đạo này thì Hà Nội là nhất!)

    Nói về con nhanh đệ tử của Hoà "xuân" thì vào hàng đông đảo nhất Hà Nội, sân nhà của Hoà thường là sân Tam Đa nhưng nếu Hoà kéo đi đâu đánh độ (Palace, Thanh niên... )là y như rằng ở đấy nô nức như trẩy hội. Có thể con người ta thích nhìn chiến thắng nên các đội đứng hạng nhất thường được yêu thích hơn các đội đứng hạng hai mặc dù thi đấu không được đẹp mắt bằng?...
    Còn tiếp

    Thời gian Hoà "xuân" thống lĩnh quần vợt Hà Nội có lẽ còn lâu hơn thời gian chị Trang thống lĩnh quần vợt nữ. Nếu thời gian tới Minh Quân thống lĩnh quần vợt Việt Nam thời gian lâu như thế thì quần vợt Việt Nam suốt dời chỉ quanh quẩn ở cái David cup nhóm II ay IV mà thôi!!!

    Khi kể đến các tay vợt phủi ở Hà Nội có thể thấy ngoài một đội ngũ thày "tóc đỏ'' thì không thể kể đến những ngưòi ham mê quần vợt thực sự nhưng con đường đến với quần vợt của người Hà Nội thời đó cũng không thoát khỏi quy luật: Làm ăn +> thành đạt=> tennis => đã già rùi! Vậy nên tên tuổi lớn của quần vợt Hà Nội chẳng có ai nhỏ hơn 40 tuổi cả.

    Cây cao bóng cả nhất phải kể đến bác Công "sport" bác là chủ một shop thể thao trên đường Điện Biên Phủ ngày xưa với lối đánh điển hình của người Hà Nội: Giao bóng lên lưới, voller an toàn, khó thì lốp, smash chỉ gõ điểm là đủ, trả giao bóng không cần biết Droit. revert chỉ cần "bưng bê" sang là được. Nhắc tới bác Công mà không nhắc tới quả Service - smash của bác thì thầt thiếu sót: Bạn đã thấy ai tung bóng serve vào sân sâu tới 2-3m chưa? Đó chính là bác Công: sai khi serve xong bác đã chạy tới lưới luôn, Peter Sampras phải gọi là cụ!

    Tiếp theo là lứa trẻ hơn như tại sân Thanh niên có Điển, Dương, Tấn, Nam "cầu lông"... Sân Tây Hồ có: Tiến "đà điểu" đã từng phá sản vì cờ bạc, Thành "ma" một cựu cầu thủ trẻ của Bưu điện nghề nghiệp cá độ, lô đề có ông thày đầu tiên là :....Tiến "đà điểu", Trịnh (chủ thầu sân Sao Mai), Tuấn "trắng" (tức Tuấn "nộp" một chủ xưởng may xuất khẩu), Tuấn "vòng" , Hùng "tít" (Tiên tửu quán)... Sân Mùa Xuân có anh em Chương Đang, sân Thanh Nhàn là nơi đóng đô của Hoà "nhái".... nhiều lắm lắm, không kể xiết.

    Nhưng trong bài viết này người viết chỉ muốn phản ánh lối chơi cựu kỳ tiêu cực đã tốn tại bám rễ ăn sâu trong tiềm thức người chơi quần vợt Hà Nội. Đó chính là trường phái THẾ THÔI!

    Sao lại gọi là trường phái thế thôi? Vì phong cách đánh bóng của Hà Nội là "An toàn là trên hết" thà đánh nhẹ, xấu, nhưng vào sân 100% còn hơn là hùng hục băm bổ nhưng tỷ lệ vào sân chỉ đạt 50-60%. Nếu khó thì Lốp qua đầu là an toàn nhất (thậm chí có những trận đấu cả 4 người cùng đứng cuối sân và: Nào ta cùng lốp, ai không "chết" sẽ được đánh giá là "bền bóng". Đọc đến đây bạn xin chớ cười, người viết cũng đã từng là cổ động viên cho lối đánh đẹp mắt, nhanh mạnh và đúng kỹ thuật nhưng dần dần bị rơi vào "Ma đạo" lúc nào chẳng hay (bạn đọc có thể đọc thêm bài viết của bác Phantít về Quần vợt Hà Nội)
    Nguyên nhân cơ bản mà lối đánh "thế thôi" tồn tại được vì như tôi đã nói ở trên: Các quần thủ Hà Nội hầu hết tập từ lúc còn "già" nên không có căn bản vì lúc đó cơ thể đã lão hoá, không thể có độ dẻo dai và sung sức như lớp trẻ nên không thể có những động tác đẹp, chĩnh xác như tập từ lúc còn nhỏ. Ngoài ra quan điểm của người chơi quần vợt thường cho rằng khi mình đã thành đạt ở một lĩnh vực nào đấy tức là mình có khiếu ở tất cả các môn khác => họ thường chỉ tập qua loa vài quả đánh rồi tự biến tấu với hy vọng "vào sân cọ sát là đánh được hết" thậm chí còn có quan điểm "Cả nước yếu revert thì mình cũng chẳng thể nào mạnh được!
    Cứ thế người đi trước rỉ tai truyền miệng cho nhau học đánh quần vợt chỉ cần 3-4 tháng cộng với tố chất trời cho là đánh tốt rồi, quan trọng là "giờ bay" nhiều hay ít mà thôi. Mà với hệ thống giáo dục tennis tại Hà Nội như đã nói ở trên nên ngày càng nhiều đệ tử của môn phái THẾ THÔI được sản sinh.
    Nếu có một hai trường hợp ngoại lệ thì do không kiên định hoặc do quan điểm không đúng mà không thể vượt qua các môn hạ của môn phái tà ma ngoại đạo nhưng đxa tập luyện đến mức Hoả hầu!
    Có thể kể đến ví dụ điển hình nhất là Minh con trai lớn của Tuấn "trắng" (tức Tuấn "nộp") Tại sao Tuấn có tên là Tuấn "nộp" ai cũng biết: Là một chủ xưởng may xuất khẩu kiếm được rất nhiều tiền nên Tuấn đầu tư vào tennis bằng cách: Cứ đánh độ thật nhiều ắt sẽ lên trình độ và tâm lý sẽ vững vàng. Vì vậy Tuấn đã đổ không biết bao nhiêu tiền vào đánh độ, nhưng một "con gà" đổ bao nhiêu tiền vào cũng không thể thành "đại bàng" nên ai đánh độ với Tuấn cũng thích vì hắn nộp nhiều hơn thu. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người không đủ tâm lý chịu nổi đòn tra tấn tiền của Tuấn "nộp". Thế rồi 1 trong hai thăng con trai của Tuấn lớn, thắng Minh cũng chẳng học hành văn hoá gì được nhiều lại ăn chơi đua đòi vì ảnh hưởng tính hợm tiền của bố. Tuấn "trắng" quyết tâm đầu tư vào thằng con trai nhằm hy vọng con trả thù cho bố. Thằng Minh cũng được trải qua hàng chục thầy tennis Top của Hà Nội như Oanh "Đà Nẵng", Khánh "đen",...thậm chí cả thày John mà tuyển Hà Nội mời sang làm chuyên gia nhưng Minh cũng chỉ mãi mãi là con Tuấn ''nộp". Các cú đánh của Minh chưa đủ chín, cú bạkhand gần như không dám sử dụng cộng với tố chất cao 1m60 nên Minh luôn là nạn nhân của chú Hoà "xuân" trong các trận độ. Thậm chí cả Cương và Thắng "Khỉ"ăn tập ở Đức về cũng là nạn nhân của trường phái "thế thôi" ma quái. Quần vợt Hà Nội vì thế gần như dậm chân tại chỗ....
  2. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    Người ta nói cũng đúng, muốn phát triển cái gì cũng không thể tách rời khỏi kinh tế. Thời gian gần đây khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các gia đình Hà Nội cũng theo đó mạnh dần, có khả năng cho con vừa học văn hoá, vừa theo đuổi đam mê quần vợt. Cùng với phong trào người người đánh tennis, nhà nhà đánh tennis nên quần vợt phong trào ở Hà Nội đang đổi cả về lượng và chất, từ đó Liên đoàn quần vợt Hà Nội cũng theo đó mà có tầm ảnh hưởng nhiều đến quần vợt Hà Nội.

    Hà Nội bây giờ không chỉ có các thày "tóc đỏ" mà còn có cả các thày từ miền Trung, miền Nam ra kiếm ăn. Điển hình là Oanh "Đà Nẵng" dạy học trò khá là tốt ngày xưa hay chăn học trò bằng cách đánh độ cầm ... ghế gỗ hay bao vợt đánh bóng, Khánh "đen" cũng là một người con miền Trung nhưng bây giờ không còn nhận học trò trừ (vẫn trừ) trường hợp nể nang Đại gia quá thì dạy nâng cao 2-3 tháng hoặc dạy miễn phí cho U13-15 có tố chất ham mê môn thể thao này. Phong (Hữu Nghị) cũng là một thày như vậy, trước đây khi còn kiếm ăn trong sân Tây Hồ, Phong hầu như không về nhà, ban ngày dạy trên sân, buổi tối đi chơi về sân ngủ và sáng sớm lại cởi trần đưa bóng tuy nhiên Phong tập rất kỹ cho học trò cách di chuyển, đánh điểm bằng cách đặt tiêu... Tuy nhiên bây giờ các thày do đông đệ tử quá nên chỉ truyền khẩu quyết còn phần thực hành thì để một số đệ tử ruột truyền thụ lại nên làm nhiều người không hài lòng. Đội tuyển quần vợt Hà Nội cũng có được những HLV chất lượng thậm chí thuê từ các nước có nền quần vợt phát triển.

    Cũng từ những sự đầu tư của nhiều gia đình mà Hà Nội hiện nay đã có một số tay vợt trẻ rất có triển vọng......
    Tương lai quần vợt HN

    Nếu nói thời điểm đầu tiên quần vợt Việt Nam ra nước ngoài đầu tiên có khi là thời Xuân "tóc đỏ" nhưng sau đấy thực sự chỉ có các tay vợt Nam bộ mới đem chuông đi đánh xứ người (loanh quanh Đông Dương nhà mình).

    Tin đồn về Hoà "xuân" thì nhiều không kẻ xiết, nếu bạn đọc bài viết này rồi kể lại với bạn bè thì bạn cũng đã góp phần thêu dệt thêm những thông tin loạn xạ xung quang Hoà "xuân". Chỉ biết rằng giang hồ nổi lên Hoà "xuân" sau hai năm liên tiếp Nam tiến đánh đổ tượng đài Ông bảy trong Nam bộ không hiểu có phải vì tin đồn đó mà người ta phong Hoà là vô địch Việt Nam?
    Nếu tính đến thời điểm hiện giờ, những người có khả năng đánh đơn ngang ngửa với Hoà "xuân" chỉ đếm được trên đầu ngón tay nhưng nếu các bạn không biết gì về Hoà "xuân" nhưng đọc những dòng viết của Truelie này thì chắc các bạn cũng bỏ ý định thỉnh giáo võ công của hắn ta. Đó là một tâm lý không dễ vượt qua của các tay vợt, họ sợ cái oai của con hổ Hoà "xuân" và kinh nghiệm trận mạc không ai có được nên chưa đánh đã thua tới 60-70% rồi.

    Hồi thằng em Cương "Đức" về Việt Nam, với thể hình to cao trên 1,8m Cương có cú serve vào hàng sấm sét, cú đánh backhand một tay miễn chê và cú forehand "ném gạch" nhưng cũng không vượt qua được tỷ số 7-4 trước Hoà "xuân". Hiện nay chỉ có Nghĩa (tuyển Hà Nội) và Khánh "đen" là có khả năng đánh độ đơn sòng phẳng với Hoà "xuân" nhưng khi vượt qua con hổ 1 lần thì không phải đã hết được tâm lý sợ.

    Nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mững khi trong năm nay giải Henieken các CLB Hà Nội và giải Sao Mai ''05 open đã chứng kiến các sự lên ngôi của các tay vợt trẻ (đọc tin tức nóng hổi) và không còn thấy sự lũng đoạn của trường phái "thế thôi" rõ rệt như các năm vừa rồi nữa.

    Các tay vợt phủi ở Hà Nội 2-3 năm trước thường tụ tập tại sân Palace (Nhà Chung) đánh độ với nhau và kiểm chứng trình độ hàng tuần vào sáng thứ 7 và Chủ nhật. Mỗi khi Hoà "xuân" tới thường dắt theo một bộ sậu rất đông các Suporter (Xu póc te) và trên sân lại xôn xao : Hổ tới, hổ tới. Trận đấu thường diễn ra với luật "tất tần tật chạm 7", do độ phức tạp của giới cá độ nên tỷ số của các trận đấu chỉ mang mức tương đối. Người ta đồn rằng Hoà "xuân" chỉ thắng được thằng này, thằng kia 7-5, 7-6 hoặc thắng a trông thế mà thắng được thằng B 7-1, 7-2 thì cũng không nói lên điều gì. Kết quả những trận đấu độ (nhất là những trận có "Hổ") thường phụ thuộc vào tỷ lệ và số tiền bắt độ của bên ngoài.

    Đi theo Hoà "xuân" bao giờ cũng là Nghĩa "sọ não" hắn chính là người đặt độ cho Hoà "xuân" và tổ chức Cấu cửa (cá độ thêm bên ngoìa giữa các khán giả). Nếu trận đấu đó có người bắt Hoà "xuân" thắng tối thiểu 7-4 mà Nghĩa "sọ não" "phím" (báo hiệu) cho Hoà thì trận đấu đó căng thẳng giằng co tới tận 5-5 rồi Hoà đột nhiên ăn ngọt đối thủ 7-5 ẵm trọn tiền của hai độ. Vì thế bác Gàn dở mới nhắc tới trận đấu trứ danh giữa Hoà "xuân" và Vũ "kanu" (vì nếu ai gặp thằng em này sẽ thấy giống hệt Kanu hồi vô địch Olimpic cùng đội tuyển Nigeria) Nhưng xin phép bác Gàn dở và các bạn cho bàn tới chuyện của giwới cá độ và các trận phủi nổi tiếng vào dịp khác. Chính vì vậy muốn biết trận đấu nào Hoà "xuân" đánh hết tay, trận nào thả, trận nào giả vờ thua thì phải ngồi cạnh Nghĩa "sọ não" mới biết được. Tất nhiên càng ngày, các con gà càng khôn ra nhưng các trò của giới giang hồ càng tinh vi và càng ngày càng xuất hiện thêm các con gà không tin vào sức mạnh của Hổ, hoặc chỉ mong cọ sát mà không phải nghĩ đến tiền........ nạp mạng.

    Thôi, lan man lac đề nhiều rùi, bây giờ chúng ta thử xem các tay vợt trẻ triển vọng của Hà Nội có cơ hội gì trước các trung tâm quần vợt mạnh của Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Quân Đội. Cà Mau (Nam) hay Khánh Hoà, Đắc Lắc (nữ).

    Sau khi có một số gia đình quyết tâm đầu tư cho con em mình vào quần vợt thì Hà Nội nổi lên một số tay vợt trẻ có kỹ thuật các nhân khá tốt những chưa hoàn hảo và thể hình phải nói là cực tệ : Minh (con Tuấn "nộp" bây giờ mọi người nể cách tiêu tiền đàn anh nên sửa thành Tuấn "trắng"), hay Trang "còi".
    Điển hình của những quần thủ trẻ này là kỹ thuật chưa hoàn thiện do không có giáo sư chuẩn, và đầu tư khá muộn nên không có căn bản hoàn toàn vững chắc, cộng với thể hình quá nhỏ nên trình độ vẫn thường thường nhưng chỉ thế thôi cũng đã đủ làm "Vua" ở đất Hà Nội nhưng khi tham gia các giải toàn quốc đều bị loại từ vòng .. gửi xe. Trên thực tế Trang chưa bao giờ vượt qua Hiền "cá sấu" một quái thủ nữ tồn tại song song với thế lực Hoà "xuân" bên nam.

    Sau đó tay vợt nữ Hà Nội đầu tiên (kể từ thời gian gần đây) được lọt vào tuyển Việt Nam là Thuỳ Dung. Dung nổi lên sau Trang "còi" một thời gian vì ít tuổi hơn, Dung có thể hình khá tốt, tâm lý vững vàng và không ngại lên lưới nên mặc dù thời Trang "còi" còn thống trị Dung luôn là nạn nhân nhưng giwói chuyên môn nhạn định tay vợt này sẽ có tương lai nếu được đầu tư đúng hướng. Nói đến Dung không thể nói đến gia đình của Dung, chú của Dung là Hùng cũng là một thày đưa bóng tennis (từ nay chúng ta xin gọi các HLV tennis của Hà Nội như vậy cho chính xác). Bố Dung xuất thân từ đoàn Thể Công, nên Dung đã sẵn có dòng máu thể thao. Quan điểm đào tạo quần vợt của bố mẹ Dung cũng đáng học tập nhưng văn hoá của họ thì dưới mức trung bình. Khi xem con gái thi đấu ở bất kỳ giải đấu u16 sau này là U18 nào thì họ đều có những cách cổ động hết sức vô học: Họ la hét cổ động chửi bậy ngay cả khi bóng đang trong cuộc, kêu gào những quyết định gây tranh cãi của trọng tài, "cú" gây tâm lý hoang mang cho đối thủ của con gái mặc dù họ chỉ đáng tuổi con cháu họ. Tác giả cũng đã từng chứng kiến bố mẹ Dung và ông chú cô bé đã chửi bới trọng tài trong một giải diễn ra ngay tại sân của ông em Bati (thật hết biết!)

    Người viết xin lan man thêm về các cựu cầu thủ của thể công: Hầu hết các cựu cầu thủ Thể công thế hệ trước đều chơi quần vợt hay và đẹp như họ đá bóng vậy: Ba đẻn, Cao Cường, Nguyễn Trọng Giáp... đều là những cao thủ đặc biệt là Hồng Sơn hiện cũng là một tay vợt có số má trong làng banh nỉ phủi Hà Thành. Do quần vợt là môn bổ trợ cho đá bòng (nhất là trong thời gian phục hồi chấn thương) và những người nào tunwgf chơi đá bòng và bóng bàn giỏi thì chuyển sang quần vợt rất nhanh nên mặc dù mới tập tành tử tế từ năm 2000-2001 nhưng hiện nay HỒng sơn đã có giải tại Hà Nội (xem tin tức tennis)

    Còn các tay vợt nam trẻ nổi lên taị Hà Nội thời gian này có Nghĩa, Hoàng, Thắng... (vừa chiến thắng trong giải Sao Mai ''05 open - xem Tin tức tennis) họ đã góp phần đẩy lùi quan điểm "an toàn là trên hết" và sẽ là những tiên phong cho tương lai của quần vợt Hà Nội trong những năm tới. Hy vọng quần vợt Hà Nội có thể sản sinh ra nhiều tay vợt đóng góp cho đội tuyển quốc gia, sớm trở thành một trung tâm quần vợt mạnh của cả nước.
    Bài viết từ năm 2005
    LG sưu tầm
  3. CHINHSPORT DA chinhsport

    Số bài viết:
    502
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    NTDRP:
    3.5
    Thứ nhấtcho phép tôi nói về chú Hoà , Xin đừng ai gọi là " Hoà Xuân " vì Ông Xuân la phụ huynh của chú Hoà . thứ hai Chú Hoà ko phải là vdv phủi mà Chú là cựu vdv của đội tuyển Việt Nam đầu tiên những năm 1984 chú đã là vdv Vô Địch , như Minh Quân bây giờ đấy .

Chia sẻ trang này