Tennis Đông Anh - Có gì mới!

 
Đang tải...

Federer vĩ đại hơn Sampras

Thảo luận trong 'Thông Tin - Thảo Luận Về Tennis' bắt đầu bởi NICK TREO, 18 Tháng bảy 2012.

  1. NICK TREO Khách

    Số bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0


    Thứ Ba, 17/07/2012, 12:17 PM (GMT+7)
    Sự kiện: Nóng cùng Phạm Tấn
    So sánh giữa Federer với Sampras không khó như người ta so sánh với Pele và Maradona trong bóng đá.
    TIN THỂ THAO NÓNG NHẤT TRONG NGÀY, LỊCH THI ĐẤU, VIDEO CLIP BÓNG ĐÁ, TENNIS, F1 , NGẮMNGƯỜI ĐẸP THỂ THAO CỰC HOT.
    Nếu Sampras không vì vợ chán tennis
    Một phần vì họ thuộc về hai thế hệ nối tiếp nhau, từng có một trận đối đầu trực tiếp chứ không bị chia tách bởi không gian hay quãng thời tính bằng thập kỷ.
    Một phần quan trọng nhất là nếu bóng đá là môn chơi tập thể để nói về Maradona phải nói tới Ruggeri, Burruchaga, Valdano, Passarella... hay nhắc đến Pele thì phải đếm cả Jairzinho, Tostao, Alberto, Rivelino..., còn tennis là cá nhân đối kháng, mà ngay cả việc giao tiếp với HLV ở trên sân đến nay vẫn là một việc cấm kỵ.
    Và một phần khác nữa là những thành tích quan trọng nhất để tạo dựng nên hai huyền thoại thì Federer đều vượt trội so với người mà anh coi là thần tượng thuở niên thiếu và hơn anh đúng 10 tuổi. Nếu như Sampras vô địch 14 Grand Slam thì Federer giờ đã có 17 danh hiệu, mà trong số đó có Roland Garros - nơi huyền thoại nước Mỹ chưa bao giờ lọt vào tới trận chung kết.
    Ngay cả thành trì tưởng như sẽ là pháo đài không bao giờ đổ của Sampras là 286 tuần liên tiếp ngự trị ở ngôi số 1 TG cũng đã trở thành quá khứ khi Federer đang trải qua tuần thứ 287 ở vị trí người dẫn đầu bảng ATP trong đó có giai đoạn 237 tuần liên tục từ năm 2004 tới 2008 cũng là một kỷ lục khác.
    [IMG]
    Cuối cùng Federer cũng vượt qua thần tượng Sampras

    Nhưng dẫu vậy, có những thứ đã và sẽ là mãi của riêng Sampras như lối đánh lên lưới volley ngay sau khi giao bóng đến nay chưa ai có thể sánh nổi, nhất là khi công chúng xem tennis đôi khi vẫn đạt tới khoái cảm khi chỉ cần xem những đường bóng vị nghệ thuật mà chưa cần phải nhìn thần tượng của mình nâng cao những chiếc cúp.
    Bởi thế mà cuộc chia tay của Sampras với tennis đỉnh cao tạo ra biết bao hụt hẫng pha lẫn băn khoăn, thèm thuồng pha lẫn tiếc nuối. Bởi không ai nghĩ rằng ngày Sampras đánh bại Agassi trong trận chung kết US Open 2002 lại là trận đấu cuối cùng của anh trong sự nghiệp huy hoàng.
    Khi Sampras trở lại thi đấu biểu diễn, dù bất cứ đâu, sân luôn đầy áp khán giả giống như lúc anh còn chưa tuyên bố treo vợt. Khi Sampras thi đấu trong hệ thống những nhà vô địch kỳ cựu trải dài trên khắp nước Mỹ 2011, anh lôi cuốn mọi người bằng lối đánh hoa mỹ và cho thấy mình vẫn là biểu tượng của lối chơi giao bóng lên lưới.
    Thực tế ấy đặt ra một giả thuyết, nếu như Sampras không dừng lại sau khi anh vô địch US Open 2002, liệu anh có thể giành được thêm bao nhiêu Grand Slam nữa, và liệu có thể trở lại ngôi vị số 1 TG và ngồi trên ngai vàng thêm bao nhiêu tuần nữa sẽ ngồi ở ngôi vị số 1 thế giới thêm bao nhiêu tuần nữa? Qua số liệu của ATP lưu trữ, chúng ta biết được rằng khi anh treo vợt vào tháng 9-2002, vị trí ATP là 14, còn lần cuối anh đứng ở vị trí số 1 TG là tháng 11-2000.
    Trong cuốn tự truyện "Bộ não nhà vô địch", anh kể: "Hai tháng sau đó (US Open 2002), ngày nào tôi cũng tỉnh dậy với nụ cười trên môi. Trong ba tháng, tôi đã đi từ tận cùng của đớn đau - dù cho nó cũng đáng để tôi cảm thấy tự hào - tới bến bờ của mãn nguyện. Nhưng thực tình ngay lúc ấy tôi không suy nghĩ nhiều về cảm giác này, nhưng nó là những nét phác họa để mọi người mường tượng ra đoạn kết của sự nghiệp của tôi. Thực tế là những tuần tiếp theo nữa, tôi chẳng thèm băn khoăn đâu sẽ là điểm tiếp theo trong hành trình của mình. Tôi chưa bao giờ nghĩ thế là sự nghiệp cầm vợt của mình khép lại ở đó. Phong độ vẫn tuyệt vời, tôi cảm nhận rất rõ như thế. Tôi chẳng mảy may nghi ngờ về khả năng cạnh tranh đỉnh cao. Tôi không hề nghĩ là mình đã kiệt lực. Nhưng rồi thời gian trôi qua, tôi hiểu rằng mình chẳng còn khát vọng thi đấu nữa, và quyết định xóa hết lịch thi đấu ra khỏi kế hoạch".
    Sự thực là việc thiếu khát vọng đã lôi Sampras ra khỏi cuộc chơi mà đáng ra anh còn có thể chinh phục được những đỉnh cao khác. Ở những năm đầu tiên của thế kỷ 21, khi Sampras đi tìm danh hiệu thứ 14 thực ra chỉ là để tự vượt qua chính bản thân anh, chứ người đứng thứ hai trong bảng vàng tổng số các danh hiệu Grand Slam là Roy Emerson (Australia) với 12 danh hiệu lúc bấy giờ đã trở thành một ông cụ. Agassi, người được coi là đối trọng lớn nhất tới năm 2012 cũng chỉ giành được 7 Grand Slam (2003 giành cái cuối cùng tại Australian Open).
    Paul Annacone, người từng dẫn dắt Sampras và nay là thày của Federer nói rằng vấn đề của Sampras chỉ là động lực thi đấu. Federer đến tận năm 2010 vẫn còn khẳng định là nếu ngay giờ đây Sampras cầm vợt, anh vẫn có thể thắng được nhiều tay vợt đỉnh cao đương đại. Một sự thực nữa là BTC Wimbledon 2007 đã điện thoại cho Sampras để nói là họ sẵn sàng trao cho anh một suất đặc cách nếu như anh vẫn còn muốn thi đấu. "Nhưng tôi đã lịch sự từ chối. Tôi tự tin là mình vẫn có thể thắng vài vòng, nhưng thực lòng tôi không muốn đấu với những đối thủ xa lạ, những người mà tôi chưa từng đối đầu bao giờ" (Tự truyện Bộ não nhà vô địch).
    [IMG]
    Sampras có thể giành thêm Grand Slam nếu có thêm động lực

    Cũng trong cuốn tự truyện nói trên, Sampras rải rác trong nhiều chương hồi thú nhận rằng hai năm khủng hoảng không danh hiệu Grand Slam (cho tới khi anh vô địch US Open 2002) là quãng thời gian anh mê vợ - cô hoa hậu teen của Mỹ Bridgette - hơn bóng. Chỉ riêng việc đêm trước ngày thi đấu vòng 2 Wimbledon 2002 anh phải ngủ riêng (do chiếc giường quá nhỏ cho đôi vợ chồng son) trong căn nhà anh thuê ở London cũng tác động ghê gớm tới Sampras và ngày hôm đó, anh trải qua cú sốc lớn nhất trong sự nghiệp: Bị knock out ngay từ vòng hai ở giải đấu anh đã bảy lần vô địch.
    Một sự băn khoăn khác, là thời của Sampras quy tụ những ngôi sao pha trộn giữa hai thế hệ, một là kỳ cựu như Agassi, Costa, Moya, Enqvist... và một thế hệ những tay vợt trẻ mới nổi cùng trường phái cuối sân đầy chất thể lực như Hewitt, Nalbadian và cả những ngôi sao trẻ chơi toàn sân rất hay như Safin, Haas, Roddick... Những tên tuổi ấy đủ để tin rằng đây là một trong những giai đoạn khốc liệt nhất của kỷ nguyên Mở, và khái niệm một vài cá nhân thống trị là hoàn toàn xa vời.
    Dù gì thì Sampras cũng là quá khứ
    Nhưng Federer chứng tỏ được với Sampras không chỉ trong trận đấu duy nhất của họ bằng cách thắng 3-2 ở vòng 4 Wimbledon 2001. Federer đến với trận đấu ấy và đi vào lịch sử tennis bằng lối chơi giao bóng lên lưới, để rồi hôm nay anh là tay vợt chơi khắp mặt sân, là một chuyên gia cự phách ở cuối sân nhưng khi cần vẫn volley như một nghệ nhân.
    Đó chính là sự hoàn thiện độc nhất vô nhị trong lịch sử tennis bởi sự chuyển đổi giữa các trường phái trong tennis đòi hỏi một sự chuyển dịch tổng hòa từ cú quả cho tới chiến thuật mà nhiều khi kết cục của nó thường là thất bại.
    [IMG]
    Federer mới là hiện thực

    Và cách tốt nhất như chúng ta vẫn hay làm trong thời đại của thống kê và những con số. Federer đến nay đã giành được 75 danh hiệu khác nhau, trong đó ngoài 17 Grand Slam còn có 20 Masters 1000, còn Sampras dừng lại ở con số 64 danh hiệu sau hơn chục năm thi đấu chuyên nghiệp.
    Federer là người xuất sắc thứ hai trong lịch sử xét trên thành tích đối đầu với top 10, với tỉ lệ 156 trận thắng và 76 trận thua (0,672%), còn Sampras có 124 trận thắng và 74 trận thua (0,636%), đứng thứ sáu.
    Federer (và các fan của anh) chỉ bị ám ảnh bởi một điều duy nhất là đã thua đối thủ lớn nhất, Nadal, quá nhiều 10-18, trong khi Sampras đối đầu với bất cứ kỳ phùng địch thủ nào anh cũng thắng nhiều hơn bại. Với Agassi là 10-6, với Courier là 10-2, với Becker là 9-4. Với Rafter là 7-4. Với Ivanisevic là 9-3. Với Chang là 9-2...
    Không hiểu, với ngần ấy dữ liệu đã là đủ để đưa ra một kết luận, rằng so sánh và vượt qua Federer để trở thành huyền thoại của những huyền thoại, số 1 của những số 1 chắc chỉ có ai đó trong tương lai với quãng thời gian tính bằng nhiều đời người?
    Sampras nói về việc Federer phá kỷ lục 286 tuần số 1
    "Trong thể thao, điều khó khăn nhất là duy trì trên đỉnh cao. Federer đã làm được điều đó với khả năng vĩ đại và sự bền bỉ phi thường".

Chia sẻ trang này