Tennis Đông Anh - Có gì mới!

 
Đang tải...

Chạy trong thi đấu tennis - Không nhiều nhưng rất chất

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật Tennis' bắt đầu bởi DATGIA`, 29 Tháng sáu 2013.

  1. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0




    Năm 2007, trả lời tạp chí Men’s Health, tay vợt mới giải nghệ Andy Roddick nói rằng mỗi trận anh chạy khoảng 15 dặm, đổi ra là 24 km. Sân tennis đánh đơn có chiều dài từ vạch cuối sân đến lưới là 11, 89m; chiều rộng là 8,23m. Nếu Roddick chạy từ vạch cuối sân lên chạm tay vào mép lưới 2.018 lần thì anh mới hết 24 km như anh nói.
    Cứ cho trận đấu mà Roddick nói (chứ không phải trận nào cũng thế) là 5 set, mỗi set 12 game (tức là set nao cũng kết thúc với tỉ số 7-5), mỗi game có 8 điểm đấu (nghĩa là một lần lợi hòa 40-40) thì trận đấu này có 480 điểm đấu. Lấy 2.018 chia cho 480 có nghĩa là mỗi điểm đấu Roddick phải chạy từ vạch cuối sân lên lưới 4,2 lần. Có siêu nhân cũng không làm được.

    Không nhiều như chúng ta tưởng
    Roddick chẳng bao giờ đính chính câu trả lời phỏng vấn đó. Có lẽ lúc đi học phổ thông, anh không được học toán nhiều. Nhưng có thể là độc giải chẳng thắc mắc về câu trả lời của Roddick vì người ta cho rằng đố là phép nói ẩn dụ của anh: một trận đấu của tôi cực nhọc như chạy 24 km.

    [IMG]

    Thật ra thì các tay vợt chuyên nghiệp chạy với quãng đường bao nhiêu trong một trận đấu? Câu trả lời là “còn tùy” thì hơi có vẻ vô trách nhiệm, nhưng đúng là thế. Thống kê ở Australian Open 2013 qua cho thấy, có những set đấu diễn ra theo thế trận một chiều mà tay vợt chiếm ưu thế chỉ chay có 600 foot, nghĩa là 182m. Nhưng câu trả lời là “không nhiều như chúng ta tưởng” thì đúng. Nhiều người nghĩ trận chung kết Australian Open 2012 dài 5 giờ 53 phút (dài kỷ lục trong các trận chung kết Grand Slam) giữa Novak Djokovic và Rafael Nadal, mỗi tay vợt phải chạy đến 15 km. Nhưng thật ra, trận này mỗi tay vợt chỉ chạy khoảng 4 dặm, đổi ra là 6,4 km.

    Nhìn tấm hình trận Novak Djokovic gặp Stanislav Wawrinka ở vòng 4 Australian Open 2013, khi trận đấu đi gần hết set thứ 5, Djokovic chạy hết 3,15 dặm trong khi Wawrinka chạy hết 3,19 dặm. Nhìn tấm hình trận Djokovic gặp Nadal ở trận chung kết Australian Open 2012, khi tỉ số là 2-2 ở set thứ 5, bảng thống kê hiện lên: tính từ đầu giải, Djokovic chạy 15,79 dặm trong khi Nadal chạy 13,83 dặm. Nghĩa là gần 7 trận đấu, họ chỉ chạy ngần đó, chia ra trung bình, mỗi trận họ chạy khoảng 2 dặm, tức 3,2km.

    Một thống kê khá thú vị nữa là trên đường đến với trận chung kết này, Rafael Nadal mất nhiều thời gian trên sân hơn Djokovic khoảng 100 phút. Chạy ít hơn trong khoảng thời gian dài hơn nghĩa là cường độ chạy của Nadal ít hơn Djokovic. Ấy là ta vừa nói các trận ở Grand Slam có thể thức 5 set thắng 3. Còn lại, tại tất cả các giải ATP khác chơi theo thể thức 3 set thắng 2, các tay vợt còn chạy ít hơn.

    [IMG]

    Chạy nhiều hay chạy ít lại còn tùy vào đối thủ của mình. Gặp đối thủ dưới tầm, chắc chắn là chạy ít hơn, kết thúc trận đấu chóng vánh hơn rồi. Giữa trận Novak Djokovic gặp Andy Murray ở chung kết giải Shanghai Masters 2012, một bảng thống kê cho thấy, ở các trận gặp Murray trong năm 2012 thì Djokovic chạy trung bình 3,535 km; còn khi gặp các đối thủ khác cũng trong năm 2012, Djokovic quãng đường trung bình anh di chuyển là 1,874 km.

    Kết thúc giải Rogers Cup 2012 hồi tháng 08/2012, kênh Tennis TV đưa ra một thống kê: tính đến thời điểm đó, Roger Federer chạy 103,621 km trong 57 trận (1.8 km/trận); Murray chạy 104,697 km trong đó 46 trận (2,27 km/trận); Djokovic chạy 70,8 km trong 59 trận (1,2 km/trận).

    Thống kê trên cho thấy, Murray chạy nhiều là bởi lối chơi của anh phụ thuộc vào phòng ngự nhiều, Federer không phải là tay vợt nhàn nhã nhất như ta vẫn thấy trên truyền hình còn Djokovic quá áp đảo các đối thủ khác. Federer chạy nhiều hơn Djokovic cũng một phần do lối chơi khác nhau: nhiều khi Federer né trái đánh phải bằng cú forehand của anh vì nó uy lực hơn cú backhand một tay, trong khi bóng cứ sang phía trái của Djokovic là anh tấn công luôn, cú backhand hai tay của Djokovic được coi là uy lực hàng đầu trong lịch sử tennis.

    Không nhiều nhưng cường độ rất cao
    Gần 6 giờ động hồ mà chạy khoảng 6,5 km, quãng đường này chỉ khiến các cầu thủ bóng đá phì cười. Trung bình mỗi trận đấu 90 phút, mỗi cầu thủ (tất nhiên trừ thủ môn) chạy từ 6 đến 10 km. Cá biệt có những tiền vệ năng động như Xavi Hernandez, Andres Iniesta chay đến 13,5 km trong một số trận.

    [IMG]

    Nhưng phải nhận thấy rằng hầu hết quãng đường các cầu thủ di chuyển là di chuyển không bóng (và tay cũng chẳng phải cầm vật gì như vợt tennis chẳng hạn). Quãng đường họ chạy với trái bóng trong chân theo thống kê từ UEFA chỉ vào khoảng 200m, nghĩa là bằng 2% tổng số quảng đường họ di chuyển trên sân. Các cầu thủ cũng chỉ chạy nước rút vào khoảng 0,8 đến 1,2 km mỗi trận, còn lại thì họ đi bộ, chạy nhẹ. Và họ cũng chỉ tăng tốc khoảng 40 đến 60 lần trong trận, tức là trung bình mỗi lần chạy nước rút, họ chạy 20m.

    Tennis thì chạy ít thật, nhưng mà chạy chất lượng. Hầu hết những cú chạy là chạy nước rút (chỉ có diễn viên hài mới chạy nước kiệu trên sân tennis), thay đổi hướng liên tục, bất ngờ và ở tốc độ cao. Chạy đến nơi phải tung lực đánh vào trái bóng nữa. Mỗi lần Djokovic chạy đến và vươn người đánh trả trái bóng, cẳng chân trụ của anh phải đỡ một sức nặng gâp 2 lần rưỡi trọng lượng cơ thể của anh (200kg). Đó là ước tính của Machar Reid, giám đốc kỹ thuật của Liên đoàn Tennis Úc. Điều này xảy ra trung bình 4 đến 8 lần mỗi điểm đấu. mà trong trận gặp Nadal ở Australian Open 2012, có tới 369 điểm đấu.

    “Bạn phải dừng và khởi động lại sự di chuyển bằng phần dưới chân. Rồi phải sử dụng phần trên chân xoay ở tốc độ cao để vung vợt và gia tăng vận tốc cho trái bóng”, Reid nói, “Tôi không dám chắc có môn thể thao nào tiêu tốn thể lực và phá hoại các sợi cơ như môn này”. Theo một graphic của kênh CBS Sports từ trận bán kết U.S. Open 2008 khi Murray hạ Nadal, Murray đã chạy 216,6 foot, nghĩa là 66 m, để cứu trái bóng và thắng một điểm đấu. Nhìn vào đường chạy của Murray ở hình trên, so với cú dốc bóng 2/3 sân của Cristiano Ronaldo, bạn hẳn có câu trả lời: chạy thế nào dễ hơn.

    Về mặt tiêu hao năng lượng, theo chuyên gia vât lý trị liệu thế thao lão thành Dave Martin của Viện thể thao Úc, trận đấu kéo dài gần 6 giờ giữa Djokovic và Nadal ngang ngửa với một chặng leo đèo dài nhất ở giải đua xe đạp Tour de France, từ 750 đến 1.000 kilocalorie (kCal) mỗi giờ. Và theo ông thì, một người thường chỉ dùng mức này cho khoảng 2-3 giờ liên tiếp thôi. Hiếm có người sử dụng mức này trong vòng 5-6 giờ, ngoại trừ các vận động viên dự giải IronMan (Triathlon, 3 môn phối hợp: bơi, chạy, xe đạp).

    Tennis là môn có độ “không liên tục” lớn nhất. “Hiếm điểm nào kéo dài quá 10 giây”, Martin nói,“Theo tính toán, có khoảng 10-15% tổng thời gian là đánh bóng, có nghĩa là tròng vòng 6 giờ, các tay vợt chơi bóng với cường độ thực tế khoảng 1 giờ đồng hồ”.

    [IMG]

    Nhưng cũng theo Martin, trong vòng 6 giờ đó, mỗi tay vợt thực hiện khoảng 1.200 cú chạy nước rút, tức là mỗi giờ khoảng 200 cú nước rút. Đây mới là điều khủng khiếp. “Mỗi người đều nói Nadal là tay vợt rất khỏe. Nhưng có bao nhiêu HLV nói: “Rafa, đây là việc tôi muốn cậu tập hôm nay: Chạy 200 lần nước rút trong một giờ, mỗi cú chạy kéo dài 8 đến 10 giây. Và hãy chạy 6 giờ liên tiếp như vậy vì tôi muốn cậu sẵn sàng cho một giải Grand Slam. Chẳng ai làm như vậy. Điên rồ!, Martin nói.

    Cường độ cao nhưng chưa phải là nhất
    Một cầu thủ bóng đá có thể khịt mũi dè bỉu rằng sân tennis bé một tẹo, chạy nhàn không. Chúng tôi vừa chứng minh tennis không “dễ xơi” chút nào. Còn những môn mà sân đấu bé hơn sân tennis nhưng vận động lớn hơn, như boxing chẳng hạn. Một HLV thể lực đã từng làm việc với các tay vợt tennis và các tay đấm boxing nhận xét: “Về mặt thể lực, so với boxing thì tennis chỉ là trò trẻ con”. Đeo đôi găng nặng nửa ký, di chuyển liên tục để đấm, né, gạt, thứ… là một việc rất nặng. Mất tập trung một giây là ăn cả cú đấm nặng đến mức văng quai hàm.

    Tất nhiên chẳng trận nào cũng chóng vánh như trận Mike Tyson hạ Michel Spinks trong vòng 91 giây vào ngày 27/06/1988 để giành các đai vô địch. Có những trận dài đến 12 hiệp thì sao. Đến Tyson khỏe như bò mộng nhiều lúc phải ôm đối thủ trên sàn đấu vì mệt quá. Hẳn việc các tay đấm hạng nặng chuyên nghiệp luôn đứng đầu danh sách các vận động viên kiếm được nhiều tiền nhất cũng có logic của nó.

    Thể thao không phải dễ “ăn”. Có vận động viên tập chạy cả ngàn lần để chỉ nâng thành tích chạy của mình lên vài phần trăm giây. Có người thì tập nhảy cả ngàn lần để chạy được xa hơn 1 cm nữa. Thành quả của họ xứng đáng nhận được sự trân trọng của chúng ta.
  2. NICK TREO Khách

    Số bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bài viết này hay thế!Lại nhớ hôm đánh đơn anh Đạt phải chạy hơn 10km ấy nhỉ?
  3. DATGIA` Administrator

    Số bài viết:
    3,425
    Đã được thích:
    1,276
    Điểm thành tích:
    113
    NTDRP:
    3.0
    Trung Hoàng Gia là đối thủ quá kỵ dơ với anh. Đợi hôm nào thể lực ngon lành anh sẽ tìm em để trả lễ..:p
  4. NICK TREO Khách

    Số bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đấy là chưa đánh sân đất nện đấy.Em mà chơi sân đất nện thì vô đối luôn.hihi

Chia sẻ trang này